Tượng Đức Mẹ Măng Đen – Điểm du lịch hành hương không thể bỏ qua
Măng Đen đại ngàn giữa lòng Kon Tum, thị trấn Măng Đen không chỉ nổi tiếng bởi những khu du lịch sinh thái tự nhiên mà còn bởi các di tích tôn giáo có ý nghĩa.
Một trong số đó là Tượng Đức Mẹ Măng Đen Fatima – một trong những điểm hành hương nổi tiếng cho những tín đồ Công giáo. Ngày hôm nay, hãy cùng theo chân chúng tôi tham quan khu di tích này và tìm hiểu những ý nghĩa được ẩn giấu đằng sau tượng Đức Mẹ nhé.
Khu di tích Đức Mẹ Măng Đen nằm ở đâu?
Ngoài cái tên Đức Mẹ Măng Đen, người ta còn có thể sử dụng nhiều tên gọi khác như: Đức Mẹ Măng Đen, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Salette hay Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen.
Địa chỉ của khu di tích Đức Mẹ Sầu Bi nằm tại quốc lộ 24, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Nơi đây nằm tại khu du lịch sinh thái Măng Đen nổi tiếng với độ cao 1200m, cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 50km.
- Giờ mở cửa: 07:00 – 19:00.
- Ngày hành hương chính thức: 09/12.
Đường đi khu di tích tượng Đức Mẹ Măng Đen
Nếu bạn muốn đến thăm địa điểm di tích này, có thể tham khảo hướng dẫn đường đi dưới đây của chúng tôi. Sau khi đến thành phố Kon Tum, bạn có thể bắt xe bus tại đường Nguyễn Huệ rồi đi theo lộ trình: thành phố Kon Tum – Quốc lộ 24 – thị trấn Măng Đen – địa chỉ Đức Mẹ Măng Đen.
Lưu ý các tuyến xe bus tại đây hoạt động từ 5 giờ đến 17 giờ hàng ngày, cứ cách 60 phút lại có một chuyến xe.
Review khu di tích tượng Đức Mẹ Măng Đen
Bức tượng Đức Mẹ Măng Đen thu hút rất nhiều người Công giáo trong và ngoài nước đến thưởng thức không chỉ ở hình dáng bên ngoài mà còn bởi sự huyền bí, linh thiêng của mình. Trải qua gần nửa thế kỷ và đã chứng kiến biết bao thăng trầm trên mảnh đất Kon Tum, ngày nay bức tượng đã trở thành điểm đến du lịch hành hương vô cùng nổi tiếng.
Lịch sử bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi
Về tiểu sử Đức Mẹ Măng Đen, được biết, tượng được dựng trên trụ đài từ năm 1971. Tuy nhiên, tượng đã bị lãng quên và mất tích trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đặc biệt là vào năm 1974 khi đồn điền Măng Đen bị thu phục. Mãi đến những năm 1980 mới được người dân tìm thấy và bắt đầu trung tu, bảo tồn.
Bức tượng này còn có một tên gọi khác thường được dân bản địa truyền tai nhau là Đức Mẹ cụt tay. Sở dĩ gọi như vậy là bởi khi tượng được tìm thấy từ dưới lòng đất đã bị mất đầu và gãy tay.
Người tìm thấy là một công nhân máy ủi, sau này anh đã cố gắng chế tạo lại một chiếc đầu mới theo hiểu biết của mình. Tuy nhiên lại thất bại khi cố gắng phục chế lại đôi tay. Đó chính là lý do ngày nay tượng Đức Mẹ được nhìn thấy với chiếc đầu khác lạ và bị thiếu mất hai bàn tay.
Review khu đức mẹ Măng Đen
Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm hành hương tôn giáo tại Kon Tum. Hàng năm cứ vào ngày 9/12 rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây, cùng cầu nguyện trước Đức Mẹ mong được Người che chở và cầu một cuộc sống an bình. Du khách đến thăm nơi đây Còn bởi cảnh quan thoáng đãng, bình yên, không khí trong lành.
Ngoài ra, nếu bạn đi dạo quanh khu di tích sẽ thấy rất nhiều dãy ghế đá với lời đề “Tạ ơn Đức Mẹ” được người dân mang đến đặt ở xung quanh. Giữa chốn núi rừng âm u sâu thẳm, chi tiết này lại càng tôn lên nét huyền bí, linh thiêng cho bức tượng.
Một số lưu ý khi đến thăm di tích
Nếu bạn có dự định đến đây để tham quan, đừng quên chuẩn bị áo khoác và áo mưa vì thời tiết tại Kon Tum khá se lạnh và thường xuyên có những cơn mưa bất chợt. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị một ít hoa tươi hoặc bánh trái để lại dưới chân tượng nếu đến đây để cầu nguyên.
Đặc biệt, bạn nên đến vào ngày 9/12 hàng năm để có thể chứng kiến lễ dâng thánh vô cùng long trọng được tổ chức bởi giám mục Hoàng Đức Anh cùng các linh mục, tu sĩ và hơn 2000 tín đồ thường dân.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc đã nắm rõ thông tin và đường đi đến khu di tích hành hương tượng Đức Mẹ Măng Đen.
Bạn còn chần chờ gì nữa mà không “xách ba lô lên và đi” khám phá, tìm hiểu thêm những danh thắng và di tích nổi tiếng khác tại đây?
Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trên hành trình khám phá Kon Tum và đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé
Một số hình ảnh tại khu du lịch tâm linh đức mẹ Măng Đen: