Top 7 Đặc sản Măng Đen – Mua gì làm quà?
Trước đây, Măng Đen thường được nhắc đến như một phiên bản thu nhỏ của Đà Lạt, người ta hay gọi Măng Đen là Đà Lạt thứ hai. Vậy nhưng trong những năm gần đây, Măng Đen đang dần chuyển mình, khẳng định vị thế riêng, nét đẹp riêng không lẫn vào đâu được. Vẻ đẹp hiếm có của thiên nhiên và khí hậu vô cùng trong lành và mát mẻ, Măng Đen khiến chúng ta hoà mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất. Du Lịch Măng Đen, ngoài thăm quan những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp bạn còn có cơ hội thưởng thức đặc sản Măng Đen rất ngon và độc đáo. Sau đây, KhamphaMangDen sẽ chia sẻ với bạn những đặc sản Măng Đen hấp dẫn nhất.
Đặc sản Măng Đen Kon Tum:
1. Sâm Ngọc Linh Kon Tum
Sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược liệu cực quý của Việt Nam, với số lượng saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có rất ít tổ chức, đơn vị có khả năng tiếp cận với vùng trồng sâm chính thức được Nhà nước công nhận. Từ đó ứng dụng công nghệ bảo tồn, nuôi trồng, phát triển cây thuốc quý này ra đời, trong đó Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum là đơn vị tiên phong và đầu tiên của Việt Nam nhân giống và phát triển loài sâm quý nhất thế giới này.
Hiện nay, Công ty đang sở hữu vườn sâm Ngọc Linh với diện tích hơn 470 ha, làm chủ nguồn sâm Ngọc Linh giống thu hoạch từ hạt với tầm nhìn: Xây dựng, phát triển chuỗi giá trị bền vững của ngành dược liệu nói chung và của Sâm Ngọc Linh nói riêng
Sứ mệnh: Đưa sản phẩm Sâm Ngọc Linh đến càng gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam, trở thành thương hiệu sâm Ngọc Linh đầu tiên tại Việt Nam và vươn xa ra thế giới, thực hiện mục tiêu như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói ” Biến Sâm Ngọc Linh Thành Quốc Kế Dân Sinh”.
Bên cạnh mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế của cây Sâm Ngọc Linh, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum còn chú trọng đến việc cải thiện và phát triển đời sống kinh tế và xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua việc vận động và kết hợp với người dân tham gia trồng và phát triển vùng sâm. Cùng với đó, công ty cũng không ngừng đổi mới sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, cập nhật xu hướng toàn cầu nhằm liên tục tạo ra các sản phẩm bền vững và hiệu quả.
Liên hệ
- Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum
- Địa chỉ: 245 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Điện thoại: 0945.165.165 – 02603.88.99.88
- Email: ctysamngoclinhkt@gmail.com
- Website: samngoclinhkontum.com
2. Rượu vang sim rừng Măng Đen
Quà tặng từ Đại Ngàn
Rượu vang sim rừng là đặc sản Măng Đen, được bắt nguồn từ chị Nhiệm, một người phụ nữ đã trạc ngưỡng tứ tuần. Với ý nghĩa ban đầu là cứu trợ cho các đồng bào nghèo khó, nhìn cánh đồng sim chín mọng rộng mênh mông, chị cố gắng làm điều gì đó để cứu trợ cho đồng bào. Vậy là chị đưa công nghệ ứng dụng men vi sinh vào và miệt mài thử nghiệm thực tế với chiết xuất trái sim rừng. Và những lứa rượu vang sim được ra đời, vậy là hàng nghìn hecta sim rừng tự nhiên đã được đưa vào làm nguyên liệu làm rượu, tạo việc làm và cứu khổ cho người nghèo.
Những trái sim từ rừng măng đen do đồng bào dân tộc miền núi hái Sim đồng bằng chín vào dịp Tết, nhưng sim rừng Măng Đen lại chín vào giữa hè và sang thu. Trong suốt mùa sim, các đồng bào ở khắp huyện rủ nhau đi hái sim. Việc hái sim phải nhẹ nhàng, khéo léo để sim không bị dập vậy nên thường là việc của nữ giới dân tộc thiểu số.
Một sơn nữ có thể hái sim vài giờ mỗi ngày, hái đầy gùi thì được khoảng 20 ký. Mùa sim kéo dài hơn 3 tháng đã giúp hàng nghìn hộ dân nghèo Xê Đăng có nguồn thu nhập đáng kể.
Liên hệ
- Công ty TNHH MTV SIM Thiên Sơn
- Địa chỉ: Thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
- Điện thoại: 02606506868
- Email: info@vangsim.vn
- Website: vangsim.vn
3. Sâm dây (Đảng sâm)
Dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ nổi tiếng với quốc bảo Sâm Ngọc Linh với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, Ngọc Linh còn loài sâm khác được đồng bào Xê Đăng sống quanh chân núi gọi là Sâm Dây Ngọc Linh. Sâm Dây hay con gọi là Đẳng Sâm có tên khoa học: Codonopsis javanica, là loài là loài dây leo, củ dùng làm thuốc bổ, loài sâm này được ví như sâm của người nghèo bởi nhiều công dụng, giá rẻ, dễ kiếm trong tự nhiên.
Sâm dây Ngọc Linh loài sâm quý của người Xê Đăng.
Đồng bào Xê Đăng từ lâu đã sử dụng Sâm Dây để phục hồi sức lực khi đi rừng cũng như sử dụng để chế biến món ăn bồi dưỡng cho người già, phụ nữ và trẻ em. Với nhiều công dụng cũng như chất lượng dược tính cao, loại sâm này được xem như một loại đặc sản quý, món quà biếu mỗi khi du khách đến với vùng Ngọc Linh, hay trong các dịp lễ tết.
Hiện nay, Sâm Dây Ngọc Linh rất được ưu chuộng, tìm mua dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, loài sâm này ngày càng ít đi trong tự nhiên. Với chính sách hỗ trợ, cũng như nhiều chủ trương của nhà nước, đồng bào Xê Đăng bắt đầu trồng loài sâm này trong điều kiện bán hoang dã như một loài cây phát triển kinh tế của đông bào nơi đây.
Liên hệ
4. Thịt hun khói Huệ Tâm Măng Đen
Từ ngàn xưa, người đồng bào ở vùng núi Kon Tum Gia Lai, khi làng có lễ hội, đặc biệt là vào dịp đầu năm mới, ngoài rượu cần thì không thể thiếu thịt hun khói. Vị thịt đậm đà hòa quyện với mùi khói bếp được bà con nơi đây lưu truyền như một món ăn truyền thống. Thịt treo giàn bếp, rượu ghè dành riêng tiếp đãi khách quý. Từng miếng thịt ngon nhất được lọc cẩn thận, quyện cùng hạt Mắc khén, Dổi rừng, Hạt tiêu,… từ núi rừng đại ngàn. Trên đốm than hồng, từng thớ thịt săn lại, quyện cùng hương tiêu rừng thơm ngây ngất và làn khói bếp làm nên thương hiệu thịt hun khói đặc sản Măng Đen trứ danh có một không hai này.
Và ngày nay, trên mảnh đất Măng Đen Kon Tum tươi đẹp này, bao nhiêu tinh tuý của Đại Ngàn sẽ được gửi gắm vào món thịt hun khói Măng Đen để gửi đến các bạn cùng thưởng thức.
Thịt hun khói Huệ Tâm – Nâng tầm đặc sản Măng Đen
- THỊT SẠCH
Mỗi sản phẩm của Huệ Tâm Măng Đen là những thớ thịt sạch từ khâu chăn nuôi, mềm thơm, ngọt vị, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - NGUYÊN LIỆU SẠCH
Tất cả khẩu phần ăn không chứa chất tăng trọng, chất tạo nạc và các chất cấm khác. Điều này góp phần tối ưu vị ngon, sạch và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thịt hun khói thương hiệu thịt hun khói Huệ Tâm Măng Đen. - THỊT TƯƠI
Thành phẩm thịt tươi Huệ Tâm luôn giữ được màu sắc, độ mềm tự nhiên, vị ngọt nguyên bản. Thịt hun khói Huệ Tâm Măng Đen đảm bảo an toàn và tươi ngon tuyệt đối. - HƯỚNG ĐẾN SỰ BỀN VỮNG
Không chỉ cam kết về chất lượng tốt nhất trong từng sản phẩm mà cơ sở Huệ Tâm còn hướng đến trách nhiệm xã hội về tạo dựng nguồn nguyên liệu bà con người đồng bào sinh sống ở Măng Đen.
Liên hệ:
- Cơ sở thịt hun khói Huệ Tâm Măng Đen
- Địa chỉ: Chợ Kon Plông, Khu du lịch Măng Đen, Đắk Long, Kon Plông, tỉnh Kon Tum
- Điện thoại: 097-555-85I8
- Email: thithunkhoimangden@gmail.com
- Website: thithunkhoimangden.com
5. Măng khô Kon Tum (Măng le Kon Tum)
Đối với người dân Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, Măng le là món ăn rất quen thuộc. Thứ “đặc sản” núi rừng này không chỉ khiến cho bữa ăn của mỗi gia đình thêm phong phú, mà còn giúp cho nhiều người dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn. Thế nhưng hiện nay, việc khai thác Măng le của người dân vẫn chỉ mang tính tự phát và việc chế biến chúng cũng hết sức thủ công. Vậy, làm thế nào để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân từ việc khai thác loại “đặc sản” này và liệu chúng ta có thể xây dựng cho “Măng le Kon Tum” thành một thương hiệu riêng?
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa Măng le, sau khi hoàn tất việc làm cỏ, bón phân trên rẫy cho cây lúa, cây sắn. Người dân trong các làng của huyện Kon Rẫy và Đăk Tô và các làng gần thành phố Kon Tum lại rủ nhau vào rừng kiếm Măng đem bán. Công việc không đến nỗi vất vả mà số tiền bán Măng thu được sau mỗi ngày giúp người dân mua gạo, mua thức ăn cho cả gia đình. Ngoài ra, họ cũng hy vọng từ số tiền bán Măng dư ra mỗi ngày nếu gom từ đầu đến cuối vụ, nhiều nhà cũng sẽ sắm được mấy bộ đồ mới, cái cặp, đôi dép cho con chuẩn bị vào năm học mới như mọi năm.
Măng được bà con lấy từ rừng ra gồm nhiều loại như: Măng nứa, sâm lũ… nhưng phổ biến nhất vẫn là Măng le. Có nhiều cách, nhiều món ăn có thể chế biến được từ Măng và khá “khoái khẩu” nên chính vì vậy mà Măng le trong nhiều năm qua chưa hề khó bán bất kể đó là Măng tươi mới lấy từ rừng hay là Măng đã được sấy khô.
Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Măng còn lưu giữ mùi hương đặc trưng, bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc.
Măng khô rừng là loại thực phẩm gắn liền với đời sống văn hóa người Việt từ xa xưa, có hàng chục món ăn được chế bên từ măng từ cao cấp nhà hàng tới bình dân trong mọi bữa ăn người dân vùng quê. Sản phẩm đặc sản Măng Đen Măng Khô Rừng với quy trình chế biến luôn giữ được vị ngon của măng rừng, hoàn toàn tự nhiên và không chất bảo quản.
Liên hệ
6. Chuối hột rừng Măng Đen
Khác với chuột hồn rừng Tây Bắc quả to ruột trắng. Chuối hột rừng Kon Tum quả nhỏ, vỏ mỏng, người dân thường bóc vỏ phơi khô dùng ngâm rượu hoặc nấu uống.
Vì mọc ở rừng nên chuối rừng an toàn hơn và chắc là phải mạnh hơn chuối trồng ở vườn nhà? Chuối rừng có lẽ còn lạ với bà con thành phố nhưng không lạ gì với dân sống ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung.
Cây có thân giả cao tới 3 – 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), có loại màu đỏ thẫm (còn gọi là chuối rừng hoa đỏ – Musa paracoccinea A.Z. Liu. & D.Z. Li), xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 – 5mm
7. Tiêu rừng (sơn tiêu)
Cây màng tang hay còn được nhiều nơi gọi là hạt tiêu rừng, sơn tiêu…Đây là một loại cây thân gỗ, mọc thẳng, có nhiều cành, vỏ nhẵn và không có gai. Lá tiêu rất nhẵn, màu xanh mọc chẽ ra làm 3 lá hai bên và rất xum xuê. Cây tiêu rừng (măng đen) mọc hoang rất nhiều trong rừng các tỉnh từ bắc vào nam đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên như: Cao Bằng, Bắc Kan, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Đắk Lắk và một số nước lân cận như Lào, Campuchia..
Mùa thu hoạch tiêu rừng từ tháng 6-7 hoặc 10-11 hàng năm. Người dân thường vào rừng hái cả cành rồi tách quả nhặt sạch cuộng và sau đó phơi khô cất chữ hàng bán quanh năm
Quả tiêu rừng mọc xen kẽ trên cành và theo chùm khoảng 3 quả trên 1 chùm. Hạt tiêu rừng có nhiều tinh dầu chúng a có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Khi dùng pha nước chấm chúng ta chỉ cần cho vài trái tiêu rừng là đã dậy mùi thơm rất thơm, phù hợp với hầu hết món ăn, nước chấm của người việt, vị ngọt thanh, không quá cay và thơm vừa đủ để cảm nhận.
Một ngọn cây tiêu rừng có thể cho ra khoảng 1kg đến 2 kg quả tươi bởi loại quả này rất sai và mọng nước. Hạt của cây tiêu rừng hoàn toàn khác so với loại tiêu thường mà người dân hay trồng (tiêu rừng là cây thân gỗ không phải loại cây dây leo và ra quả theo cành không ra theo chùm như tiêu thường, độ cay cũng nhẹ hơn rất nhiều).
Quả tiêu rừng khi sấy khô có màu nâu, đen chúng ta có thể phân biệt bằng mắt thường, để phân biệt loại hạt này với tiêu trồng chúng ta chỉ cần phân biệt qua mùi thơm của nó rất thơm và ít hắc hơn.
Một loại thảo dược thường mọc hoang dải dác ở các vùng đồi núi phía Tây Bắc nước ta, khi đi rừng ta rất dễ bắt gặp loài cây này. Theo dân gian cây màng tang có một số công dụng khá hay như điều trị đau nhức xương khớp, giảm phù và điều trị bệnh đường ruột.
Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers. Thuộc họ long não hay còn gọi là họ nguyệt quế (1)
Mô tả: Là dạng cây thân gỗ lớn lâu niên, có thể cao tới 5m, quả nhỏ, hình cầu, kích thước bằng hạt hồ tiêu, khi chín có màu tím đen. Các bạn xem hình ảnh phía dưới để thấy rõ hơn mô tả.
Trên đây là Top 07 Đặc sản Măng Đen làm quà hấp dẫn mà bạn không thể không thử khi du lịch đến Măng Đen Kon Tum, hãy lưu lại kinh nghiệm du lịch Măng Đen bổ ích này cho chuyến du lịch sắp tới của bạn nhé.